Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014
Số lượt xem bài này:
Nỗi sợ của người già.
Cách đây 30 năm, khi bước vào tuổi 50, tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên:
“Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?”.
Tức thì ông bạn trả lời:
“Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là… chết đói!”.
“Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?”.
Tức thì ông bạn trả lời:
“Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là… chết đói!”.
Câu trả lời rất ngắn gọn, nhưng khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách hiểu giản đơn thì hằng ngày người già ăn uống có tốn kém bao nhiêu?
Năm tháng trôi qua, tôi đã tìm đọc nhiều sách vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng: “… Con người sống ở trên đời có tám nỗi khổ, thì tuổi già… là một trong những nỗi khổ được coi là khủng khiếp nhất!”
Tám nổi khổ cua tuổi già theo Nhà Phật, đó là:
1- Sinh khổ
Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.
2- Lão khổ
Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.
3- Bệnh khổ
Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.
4- Tử khổ
Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi rất khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh. Gia quyến đau lòng. Đó là khổ.
5- Ái biệt ly khổ
Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
6- Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ)
Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
7- Oán tăng hội khổ
Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
8- Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)
Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.
Tám nổi khổ cua tuổi già theo Nhà Phật, đó là:
1- Sinh khổ
Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.
2- Lão khổ
Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.
3- Bệnh khổ
Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.
4- Tử khổ
Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi rất khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh. Gia quyến đau lòng. Đó là khổ.
5- Ái biệt ly khổ
Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
6- Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ)
Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
7- Oán tăng hội khổ
Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
8- Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)
Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.
Bởi ngoài xã hội, người có địa vị, chức tước cao, họ càng có nhiều quyền lực. Mỗi lời nói, mỗi bước đi, họ sẽ có nhiều người lắng nghe, có lắm kẻ vâng người dạ. Song với bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình thì ngược lại. Bởi các cụ tuổi đời ngày một cao đâu còn làm ra hạt thóc, củ khoai… Dẫu rằng hằng ngày được con cháu gọi là ông, là bà, là cụ, là cố… nhưng sức khỏe ngày một kém; bệnh tật ngày một nhiều. Do đó tiếng nói và uy tín của các cụ sẽ ngày một tụt dốc và hết phần tác dụng. Lúc đó, trong không ít gia đình, chân lý và lẽ phải sẽ thuộc vào những thành viên có khả năng kiếm được nhiều tiền.
Thế nên, cái sự … “chết đói “ mà ông bạn vong niên của tôi nói trước đây như đã được chứng minh đâu phải vì người già không có gì ăn. Mà do sự ứng xử nhạt nhẽo, thậm chí hắt hủi tệ bạc của con cháu.
Chúng ta đang sống trong thời đại nền khoa học văn minh đem lại lắm cái được, nhưng cũng làm mất đi không biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp mà ông cha ta đã ngàn đời tạo dựng. Khi mà sức mạnh của đồng tiền có khả năng ngự trị trên nhiều lĩnh vực. Nền tảng gia đình đã bị tấn công từ mọi phía.
Cùng chung một mái nhà nhưng vợ chồng con cái đều có một phòng riêng biệt, cửa đóng then cài... Tình cảm của họ chỉ còn là những viên sỏi không hồn, huống hồ thân phận người già! Phải chăng câu tục ngữ đáng giá ngàn vàng “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã không còn tác dụng?
Đó còn là những người ở tuổi về già mà không có lương hưu. Hoặc ít nhiều trợ cấp không đủ sống mươi lăm ngày và hơn thế. Dẫu rằng pháp luật có lời bênh vực “người già được quyền nghỉ ngơi, được quyền hưởng thụ, được quyền chăm sóc” nhưng nếu “sổ đỏ” cách đây ít năm đã trót sang tên cho con, thì các cụ chỉ còn là hai bàn tay trắng với tuổi già mà thôi
Dường như cũng đã lường được tình huống này nên người xưa có dạy: “Sống được tuổi về già dù ở thời đại nào cũng phải quan tâm đến các thế hệ nối tiếp.
Nhưng chúng ta cũng chỉ nên “nhìn” bằng một mắt - còn một mắt phải dành “nhìn” cho chính bản thân mình.
Đó không phải là vị kỷ. Bởi người già vốn tự trọng và hay tủi thân. Chớ có dại dột vội vàng đem hết của cải, đem cả đất đai, nhà cửa, giao cho con, cho cháu, rồi ngồi đó mà chờ lòng hiếu thảo, cầu mong sự hảo tâm của chúng, thì thôi rồi… cuộc đời sẽ chìm trong nước mắt”.
Hóa ra chuyện con cái ăn ở có hiếu có nghĩa thời nào cũng có, hoặc đối xử tàn nhẫn với cha mẹ già cũng là chuyện có tự ngàn xưa.
Bài đăng của Phạm Vĩnh Di ở Blog : Gia Đình Cụ Quang (tôi có bổ sung và nhấn mạnh thêm)
Đăng nhận xét
1- Nhận xét chỉ nên liên quan đến bài đăng, phải có tính chất xây dựng và có văn hóa !
2- Để chèn biểu tượng cảm xúc vào nhận xét, các bạn nhập các ký hiệu bên dưới của hình vào phần viết nhận xét.
3- Việc nhập tài khoản Google của bạn và nhập 2 từ xác minh trước lúc gửi nhận xét là bắt buộc !
4- Các bạn có thể chèn Video trên Youtube hay ảnh bằng cách dán link của video (trên thanh địa chỉ) hay link ảnh trực tiếp ở khung soạn thảo nhận xét !
5-Các bạn có thể post code trong nhận xét nhưng phải mã hóa code trước ! Để mã hóa code các bạn vào đây