Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014
Số lượt xem bài này:
5 lời khuyên của Đạt Lại Lạt Ma
Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt 達賴喇嘛. "Đạt-lại" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là "biển cả" còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí huệ như biển cả".
Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý".
Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989.
Quốc Hội Hoa Kỳ, với 387 Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ đã thông qua dự luật sẽ trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma Congressional Gold Medal. Đây là huy chương cao quý nhất dành cho người dân sự. Trước Ngài chỉ có Tổng Thống George Washington, Pope John Paul II, và những người được Giải Nobel như Nelson Mandela và Elie Wiesel được tặng huy chương này.
Ông được xem là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người trong các nước Tây phương.
Chúng ta hãy cùng đọc và suy ngẫm những lời khuyên của Ông !
1- “Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng. “ vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng:”nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.
2- “Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
3- “Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
4- “Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.
5-“ Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Tuệ ngữ của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Đăng nhận xét
1- Nhận xét chỉ nên liên quan đến bài đăng, phải có tính chất xây dựng và có văn hóa !
2- Để chèn biểu tượng cảm xúc vào nhận xét, các bạn nhập các ký hiệu bên dưới của hình vào phần viết nhận xét.
3- Việc nhập tài khoản Google của bạn và nhập 2 từ xác minh trước lúc gửi nhận xét là bắt buộc !
4- Các bạn có thể chèn Video trên Youtube hay ảnh bằng cách dán link của video (trên thanh địa chỉ) hay link ảnh trực tiếp ở khung soạn thảo nhận xét !
5-Các bạn có thể post code trong nhận xét nhưng phải mã hóa code trước ! Để mã hóa code các bạn vào đây